Nền kinh tế tự cung tự cấp

Chế độ tự tung tự cấp, với tư cách là một lý tưởng hoặc cách thức, được chấp nhận bởi một loạt các hệ tư tưởng và phong trào chính trị, đặc biệt là các hệ tư tưởng cánh tả như chủ nghĩa xã hội châu Phi, chủ nghĩa tương hỗ, chủ nghĩa cộng sản thời chiến [1], chủ nghĩa công xã, chủ nghĩa bài trừ hàng ngoại, chủ nghĩa công đoàn (đặc biệt là chủ nghĩa vô trị), và chủ nghĩa dân túy cánh tả, nhìn chung là trong nỗ lực xây dựng các cấu trúc kinh tế thay thế hoặc trong việc kiểm soát các nguồn lực nhằm chống lại các cấu trúc mà một phong trào cụ thể coi là thù địch. Các chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa trung dungchủ nghĩa dân tộc cũng đã áp dụng chế độ tự cung tự cấp trong nỗ lực duy trì một phần trật tự xã hội hiện có hoặc để phát triển một ngành công nghiệp cụ thể.Những người ủng hộ chế độ tự cung tự cấp đã lập luận rằng sự tự cường quốc gia sẽ giúp giảm bớt các ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và văn hóa của nước ngoài, cũng như thúc đẩy hòa bình quốc tế [2]. Nhìn chung, các nhà kinh tế có xu hướng ủng hộ tự do thương mại [3]. Có một sự đồng thuận chung giữa các nhà kinh tế rằng chủ nghĩa bảo hộ có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phúc lợi kinh tế, trong khi thương mại tự do và việc giảm bớt các rào cản thương mại lại có tác động tích cực đến sự tăng trưởng [4][5][6][7][8][9] và ổn định nền kinh tế. [10]Tự cung tự cấp có thể được xem như chính sách của một nhà nước (hoặc một cơ quan khác) khi họ tìm cách để tự cung tự cấp về mặt tổng thể, nhưng chính sách này cũng có thể được giới hạn trong một lĩnh vực hẹp hơn như quyền sở hữu một loại nguyên liệu thô quan trọng. Một số quốc gia có chính sách cấm vận đối với thực phẩm [11] và nước vì lý do an ninh quốc gia. Tự cung tự cấp có thể là kết quả của sự cô lập về kinh tế hoặc do hoàn cảnh khách quan, trong đó một nhà nước (hoặc một cơ quan khác) chuyển sang sản xuất nội địa hóa khi bị thiếu hụt tiền bạc hoặc sản phẩm dư thừa để giao dịch với thế giới bên ngoài. [12][13]Một nền kinh tế tự cung tự cấp khi không hoặc không thể tiến hành giao dịch với bên ngoài được gọi là nền kinh tế đóng. [14]